03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Trong hai ống chân răng có chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu gọi là các dây tủy răng. Điều trị tủy là điều trị các trường hợp đau sưng, nhức, ê buốt do sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng, răng va đập, ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh,... gây nên.

  1. Trường hợp nào cần điều trị tủy răng? Điều trị tủy răng tại nhà được không?
  2. Điều trị tủy răng có nhanh chóng không? Có đau không?
    1. Thời gian chữa viêm tủy răng là bao lâu?
    2. Chữa tủy răng có đau không?
  3. Quy trình điều trị tủy hiệu quả, an toàn, nhanh chóng tại Hera Beauty Dentist
    1. Bước 1: Khám tổng quát
    2. Bước 2: Tiến hành chụp X-quang
    3. Bước 3: Tiến hành vệ sinh răng miệng, ủ tê/ gây tê cho khách hàng
    4. Bước 4: Tiến hành điều trị tủy răng bị viêm
    5. Bước 5: Tư vấn chế độ chăm sóc, hẹn lịch tái khám
  4. Vì sao nên chọn Hera Beauty Dentist để điều trị tủy răng?
  5. Răng sau khi chữa tủy sẽ thế nào? Có tồn tại được lâu không?
  6. Có nên bọc sứ cho răng sau khi đã điều trị tủy không?
  7. Chăm sóc thế nào sau điều trị tủy răng?
    1. Những điều nên làm sau khi lấy tủy răng

Viêm tủy răng, hư tủy răng là gì?

Viêm tủy răng, hư tủy răng là tình trạng tủy răng, các mô ở xung quanh chân răng bị viêm nhiễm. Viêm tủy răng thường gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Trong một số trường hợp, người bị viêm tủy răng cảm thấy đầu đau nhức dữ dội, sốt cao,... nguyên nhân vì tủy răng có liên kết với mạng lưới thần kinh dày đặc.

Tủy răng được ví von như trái tim của hàm răng, được bảo vệ an toàn bởi các tổ chức cứng xung quanh, không dễ dàng bị viêm nhiễm. Thế nhưng, khi tổ chức “cứng” bảo vệ này bị viêm chẳng hạn như men răng, ngà răng, xương ổ răng bị tác động hư hỏng làm tủy răng lộ ra từ đó gây viêm tủy răng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tủy răng?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tủy răng. Trong đó, có những yếu tố chính gây nên tình trạng viêm nhiễm, hư hỏng tủy răng như sau:

  • Sâu răng: sâu răng khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào phần bên trong - tủy răng và dần dần gây ra tổn thương, đau nhức, sưng viêm.
  • Răng bị chấn thương: khi bị chấn thương, vùng ngoài bảo vệ tủy răng sẽ sứt mẻ hư hỏng làm lộ tủy răng từ đó gây sưng viêm.
  • Men răng bị mài mòn: Men răng mài mòn do thói quen sinh hoạt không đúng cách hoặc do sử dụng các dịch vụ nha khoa kém chất lượng, thay đổi nội tiết tố khi mang thai,...
  • Viêm nha chu: Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng viêm tủy răng. Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm diện rộng tại nướu, dây chằng, xương ổ răng, lan rộng đến chóp răng, tủy răng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tủy răng có thể lây lan rộng ra gây hư hỏng răng gốc, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, đời sống sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến dây thần kinh não bộ.

Trường hợp nào cần điều trị tủy răng? Điều trị tủy răng tại nhà được không?

  • Không phải tất cả mọi trường hợp cũng có thể lấy tủy răng. Thực tế là tùy trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đánh giá mức độ. Có những trường hợp chỉ định lấy tủy răng như sau:
  • Răng bị chấn thương, va đập mạnh, răng sứt mẻ sâu dẫn đến lộ tủy, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của khách hàng.
  • Răng bị sâu răng, cấu trúc xương, răng ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ơn ê buốt đau nhức kéo dài.
  • Chân răng bị viêm gây sưng tấy, phì đại, chứa nhiều máu, mủ trắng bên trong. hơi thở có mùi hôi khó chịu và thường xuyên bị đau nhức.
  • Răng ở bề ngoài vẫn đạt độ thẩm mỹ nhưng màu sắc răng bị đen, thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức hoặc ê buốt.

Điều trị tủy răng có nhanh chóng không? Có đau không?

Thời gian chữa viêm tủy răng là bao lâu?

Thời gian chữa tủy răng trải qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi sự chính xác tỉ mỉ đến khi tủy răng được loại bỏ hoàn toàn và đến bước phục hình hình dáng răng lại để đảm bảo tính thẩm mỹ.

  • Đối với răng cửa, số ống tủy là 01: thời gian điều trị dao động trong 1-2 lần, tùy theo tình trạng răng miệng, mức độ hư hỏng. Nếu có phát sinh bệnh lý khác thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Nếu không có bệnh lý khác, thường chỉ mất 20-30 phút mỗi lần.
  • Đối với hăng hàm chứa nhiều ống tủy: thời gian điều trị dao động từ 2-4 lần. Mỗi lần thực hiện mất khoảng 30-40 phút.

Chữa tủy răng có đau không?

Trước khi tiến hành chữa tủy răng, khách hàng được gây tê do đó không còn thấy cảm giác đau nhức.

Bác sĩ tiến hành gây tê xung quanh răng cần điều trị tủy. Sau một vài ngày điều trị viêm tủy răng, bạn có thể gặp tình trạng ê nhẹ với những tác động mạnh vào răng. Đây là biểu hiện thông thường nên khách hàng không cần lo lắng. Thế nhưng nếu tình tình trạng đau nhức diễn ra ngày càng nặng và kéo dài, có thể khách hàng đã bị nhiễm khuẩn.khuẩn. Khi đó, cần lập tức liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Quy trình điều trị tủy hiệu quả, an toàn, nhanh chóng tại Hera Beauty Dentist

Bước 1: Khám tổng quát

Bác sĩ thăm khám, đánh giá sức khỏe, sức khỏe răng miệng từ đó đánh đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như biết được lịch sử điều trị của khách hàng.

Bước 2: Tiến hành chụp X-quang

Bác sĩ nha khoa tiến hành chụp X-quang, xác định chính xác vị trí viêm tủy, số lượng ống tủy bị viêm, tình trạng xương hàm cũng như tình trạng các mô xung quanh răng.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh răng miệng, ủ tê/ gây tê cho khách hàng

Vệ sinh răng miệng để đảm bảo răng miệng được sạch sẽ, sát khuẩn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh lý khác cho những răng khỏe mạnh.

Sau đó, bác sĩ tiến hành ủ tê hoặc gây tê cho tủy răng, bởi lẽ tủy răng vô cùng nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh nối với não bộ, có thể cảm nhận và phản ứng nhạy bén với những kích thích từ môi trường. Gây tê trước khi điều trị tủy là thao tác cần thiết giúp giảm thiểu cảm giác đau, khó chịu trong suốt quá trình điều trị viêm tủy răng.

Bước 4: Tiến hành điều trị tủy răng bị viêm

  • Bác sĩ tiến hành mở một đường dẫn từ bề mặt răng đến vị trí tủy răng. 
  • Tiếp đến, dùng thiết bị chuyên dụng loại bỏ hoàn toàn tủy răng.
  • Tiến hành trám kín ống tủy.
  • Tạo tác lại hình dạng của răng bằng kỹ thuật trám răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ.
  • Nếu răng bị hư tổn quá nghiêm trọng, bác sẽ thường sẽ chỉ định phương pháp bọc răng sứ có cùi giả.

Bước 5: Tư vấn chế độ chăm sóc, hẹn lịch tái khám

Bác sĩ tiến hành đánh giá kết quả răng sau khi điều trị viêm tủy răng, hướng dẫn chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà và chỉ định lịch tái khám nếu cần thiết.

Vì sao nên chọn Hera Beauty Dentist để điều trị tủy răng?

  • Có kinh nghiệm điều trị thành công >5000 khách hàng bị viêm tủy, hư tủy các cấp độ từ nhẹ - nặng, mọi giới tính và độ tuổi
  • Bác sĩ trực tiếp thăm khám, điều trị. Bác sĩ có chuyên môn, trình độ, được đào tạo nâng cao nghiệp vụ thường xuyên.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, trang thiết bị nhập khẩu, đạt các quy chuẩn khắt khe về y tế.
  • Chất lượng dịch vụ tốt nhất.
  • Chi phí hợp lý, ưu đãi, minh bạch. Có bảo hành và các dịch vụ hậu mãi đi kèm.

 

Răng sau khi chữa tủy sẽ thế nào? Có tồn tại được lâu không?

Sau khi điều trị tủy, răng gốc sẽ không còn khỏe mạnh như ban đầu bởi cấu trúc răng chỉ còn lại men răng và ngà răng. Phần ngà răng đã mất tủy, không liên tục được tái tạo và nuôi dưỡng sẽ ngày càng xuống cấp và dẫn đến một số hiện tượng như sau:

  • Răng không còn bền chắc
  • Răng giòn và dễ vỡ
  • Khả năng ăn nhai giảm sút
  • Phần trám ở răng lấy tủy lâu ngày sẽ bong ra
  • Răng bị mài mòn 

Nếu răng không được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng sau khi lấy tủy, răng sẽ không đảm bảo được chức năng ăn nhai và không tồn tại lâu dài.

Có nên bọc sứ cho răng sau khi đã điều trị tủy không?

Cần hiểu rằng, những răng cần chữa tủy là những răng bị hư hỏng lớn như sâu, mẻ, sứt vỡ. Những răng này thường gây ra cảm giác đau đớn khó chịu cho khách hàng.

Răng sau khi chữa tủy sẽ mỏng yếu, giòn, dễ vỡ, đặc biệt với những vị trí răng bị mất mô răng nhiều. Vậy nên, các bác sĩ nha khoa khuyên rằng với những răng chữa tủy xong nên bọc sứ để tăng độ bền chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.

 

Nếu không chọn bọc sứ sau khi điều trị viêm tủy, khách hàng cần lưu ý đến vấn đề ăn uống, nên nhai đều ở hai bên hàm, không nên ăn những loại đồ ăn quá cứng hoặc quá nóng, quá lạnh, tránh tình trạng gãy răng, sứt mẻ, ê buốt răng. Nếu không giữ gìn đúng cách sẽ dẫn tới hậu quả là nhổ bỏ răng gốc.

Chăm sóc thế nào sau điều trị tủy răng?

Những điều nên làm sau khi lấy tủy răng

  • Nên bọc răng sứ
  • Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như sinh tố, cháo, súp, sữa.
  • Súc miệng với nước ấm, muối sinh lý sau mỗi bữa ăn
  • Thay đổi bàn chải thông thường thành dạng lông tơ mềm. Thay bàn chải 3 tháng/ lần.

Nên bọc sứ sau khi điều trị viêm tủy răng

Những điều không nên làm sau khi điều trị viêm tủy răng

  • Hạn chế ăn những món ít đường
  • Tránh ăn đồ có gas, hạn chế các chất kích thích
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa axit, trái cây chua
  • Không ăn những món nhai cứng, dai, cần dùng tới nhiều lực như đá, kẹo cứng, kẹo cao su, gà ủ muối,...

 

Hera Beauty Dentist

Địa chỉ: 03 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0932.788.279

Thời gian làm việc : 09h00-19h00 tất cả các ngày trong tuần