03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Niềng răng là một phương pháp dùng khí cụ chuyên dụng trong nha khoa để cố định hoặc tháo lắp trên răng nhằm mục đích dịch chuyển, sắp xếp răng về đúng vị trí như mong muốn. Từ đó, tạo nên lực kéo ổn định, răng chuyển về đúng vị trí, mang đến cho khách hàng một hàm răng thẳng hàng, chức ăn năng nhai hoạt động tốt, đúng khớp cắn.

  1. Áp dụng phương pháp niềng răng đối với trường hợp nào?
  2. Khi thực hiện niềng răng khách hàng sẽ nhận lại những lợi ích gì?
  3. Những phương pháp niềng răng phổ biến, mang lại hiệu quả cao
    1. Niềng răng mắc cài kim loại
    2. Niềng răng mắc cài sứ
    3. Niềng răng bằng mắc cài tự đóng (tự buộc)
    4. Niềng răng mặt trong
    5. Niềng răng trong suốt Invisalign
  4. So sánh chi tiết các phương pháp niềng răng
  5. Niềng răng mất thời gian bao lâu?
  6. Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất
    1. Trainer cho trẻ từ 6 - 11 tuổi
    2. 12 - 16 tuổi: độ tuổi niềng răng hiệu quả nhất
    3. 17 - 35 tuổi có thể niềng răng không?
  7. Khi niềng răng sớm mang lại lợi ích gì?
  8. Những lưu ý khi chăm sóc răng sau khi niềng
  9. Chi phí cho từng phương pháp niềng răng
  10. Những thắc mắc của khách hàng về phương pháp niềng răng khi đến với Hera Dental

 

Niềng răng là một phương pháp dùng khí cụ chuyên dụng trong nha khoa để cố định hoặc tháo lắp trên răng nhằm mục đích dịch chuyển, sắp xếp răng về đúng vị trí như mong muốn. Từ đó, tạo nên lực kéo ổn định, răng chuyển về đúng vị trí, mang đến cho khách hàng một hàm răng thẳng hàng, chức ăn năng nhai hoạt động tốt, đúng khớp cắn.

Áp dụng phương pháp niềng răng đối với trường hợp nào?

Răng bị hô, vẩu: khi răng hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới hoặc răng hàm dưới đẩy vào trong quá nhiều so với hàm trên, nhìn không cân đối.

Răng móm: hàm răng trên thụt vào bên trong khá nhiều, hàm dưới nhô ra, khiến cho hoạt động ăn nhai gặp khó khăn, thậm chí dẫn đến phát âm kém, nói ngọng.

Kẽ hở răng lớn: tình trạng răng có khe hở lớn. Khi ăn, các khe hở này làm nhồi nhét thức ăn, đồng thời việc phát âm cũng bị ảnh hưởng.

Răng lộn xộn, mọc lệch, khểnh không đều: các răng mọc không thẳng hàng, có răng thụt vào, răng thì chìa ra, thậm chí mọc chồng lên nhau.

Khớp cắn bị hở: hai hàm răng không thể chạm vào nhau, vấn đề này được hình thành bởi thói quen xấu lúc nhỏ: mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi,...

Khớp cắn sâu: hàm răng trên che phủ hàm dưới khi cắn lại, điều này khiến phần cằm ngắn lại, khiến mặt bị thiếu sự hài hoà, cân đối.

 Niềng răng mắc cài kim loại

Khi thực hiện niềng răng khách hàng sẽ nhận lại những lợi ích gì?

Có thể nói đây được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi thực hiện. Cụ thể:

  • Răng hô, mọc lệch, móm, sai bị trí, cười hở lợi, răng thưa được khắc phục tối đa.
  • Chức năng ăn nhai đảm bảo, điều chỉnh đúng khớp cắn.
  • Quai hàm giảm áp lực (Khớp thái dương hàm)
  • Cải thiện diện mạo gương mặt, răng đều và đẹp, từ đó khách hàng tự tin hơn khi giao tiếp.
  • Niềng răng sớm để hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh về răng miệ ng, sức khoẻ răng miệng luôn được duy trì trong trạng thái tốt nhất.

Những phương pháp niềng răng phổ biến, mang lại hiệu quả cao

Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại đã xuất hiện từ lâu và cho đến hiện tại vẫn được đánh giá cao về độ hiệu quả. Loại mắc cài này có nhiều màu sắc khác nhau nên phù hợp với nhiều độ tuổi. Song song đó, niềng răng mắc cài kim loại còn có mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Niềng răng hô vẩu, khấp kểnh, mọc lệch lạc

Niềng răng mắc cài sứ

Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài sứ tương tự như niềng răng kim loại, tuy nhiên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Một ưu điểm khác của phương pháp này là mang lại tính thẩm mỹ cao hơn niềng răng kim loại, thế nên chi phí cũng có phần chênh lệch.

Niềng răng bằng mắc cài tự đóng (tự buộc)

Phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng là loại niềng răng có thêm một nắp trượt tự động giữ cho dây cung cố định vào khe mắc cài. Các mắc cài tự động điều chỉnh theo quá trình răng dịch chuyển. Người niềng răng có thể thao tác dễ dàng, xử lý nhanh gọn, hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

Niềng răng mặt trong

Với phương pháp này, mắc cài sẽ được gắn vào bên trong mặt răng thay vì phía bên ngoài như phương pháp khác. Khi tiến hành niềng răng mặt trong, đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành nha khoa thì mới mang lại hiệu quả như ý muốn.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp niềng răng khá mới, được tiến hành bằng cách dùng khay nhựa trong suốt để dịch chuyển răng ngay hàng thẳng lối. Niềng răng Invisalign được áp dụng cho khách hàng có tình trạng răng bị sai lệch mức độ nhẹ hoặc vừa phải. Đồng thời chi phí của loại niềng răng này cũng cao hơn rất nhiều so với phương pháp thông thường.

Niềng răng trong suốt giá rẻ có tốt không và nên niềng ở đâu?

Niềng răng trong suốt

So sánh chi tiết các phương pháp niềng răng

BẢNG SO SÁNH CHI TIẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG

Niềng răng mất thời gian bao lâu?

Về lý thuyết, một ca niềng răng sẽ mất từ 18 đến 24 tháng, cụ thể được phân theo từng giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Từ 2 – 6 tháng đầu là giai đoạn sắp xếp các răng đều trên cung hàm.
  • Giai đoạn 2: Từ 3 – 6 tháng là giai đoạn điều chỉnh trục răng chuẩn xác.
  • Giai đoạn 3: Từ 6 – 9 tháng tiếp theo sẽ điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.
  • Giai đoạn 4: Từ 6 – 9 tháng cuối là giai đoạn đeo hàm duy trì răng, ổn định các răng trước khi tháo khay niềng.

Trên thực tế, thời gian chỉnh nha trung bình dao động từ 6 đến 18 tháng. Đối với các ca khó như hô, móm nhiều, răng mọc quá lộn xộn thì thời gian chỉnh nha có thể kéo dài 2 – 3 năm. Tuy nhiên, thời gian chỉnh nha cũng có thể được rút ngắn hơn nếu như bạn tuân thủ đúng những hướng dẫn của nha sĩ và đến thăm khám thường xuyên theo lịch trình.

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất

Trainer cho trẻ từ 6 - 11 tuổi

Trong thời gian trẻ đang thay răng từ răng sữa sang vĩnh viễn, những thói quen như mút ngón tay, nuốt ngược, đặt lưỡi không đúng vị trí, đẩy lưỡi,... là những lý do chính khiến răng phát triển không cân đối, mọc lệch.

Giai đoạn này, hàm trainer bằng nhựa cao su mềm được xem là khí cụ tốt nhất, chỉ dùng đeo vào buổi tối giúp cân bằng lực của má, lưỡi, cơ môi kết hợp điều chỉnh răng, xương hàm.

Đeo trainer chỉnh nha không đồng nghĩa với việc khi trưởng thành trẻ sẽ có hàm răng thẳng hàng. Chúng chỉ có tác dụng giúp răng mọc đúng hướng, hạn chế thói quen xấu ảnh hưởng đến răng.

12 - 16 tuổi: độ tuổi niềng răng hiệu quả nhất

Trong vòng 2 năm sau dậy thì là thời điểm niềng răng tốt nhất, bởi đây là độ tuổi cơ thể đang phát triển, hàm, xương chưa được cố định.

Tại thời điểm này, việc chỉnh răng hô, móm, mọc chen nhau đều rất dễ dàng mà không cần phải loại bỏ bớt răng. Đồng thời, răng dịch chuyển nhanh, mang lại kết quả đẹp hoàn mỹ.

17 - 35 tuổi có thể niềng răng không?

Ở độ tuổi này, bạn sẽ không còn sự phát triển. Thời gian đeo niềng vì thế cũng được rút ngắn hơn so với trẻ em, dao động từ 18 tháng trường hợp không nhổ răng, 24 tháng với trường hợp nhổ răng.

Thế nhưng do người lớn xương đã phát triển hoàn thiện nên hiệu quả niềng răng có thể không còn hiệu quả như khi còn vị thành niên. Thế nhưng ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật nên vấn đề tuổi tác không còn quá quan trọng. Có nhiều trường hợp 30 tuổi niềng răng vẫn mang lại kết quả tốt

Niềng răng nguyên hàm

Khi niềng răng sớm mang lại lợi ích gì?

Khi chỉnh nha, các nha sĩ luôn mong muốn được điều trị hoàn chỉnh cho bệnh nhân. Khi lớn tuổi, việc răng được điều chỉnh ngay hàng, thẳng lối, đạt được hoàn hảo càng khó khăn. Vì thế, niềng răng ở độ tuổi còn trẻ là cách thông minh để có được một hàm răng ngay hàng thẳng lối cùng nụ cười tự tin, duyên dáng.

Khi răng được niềng sớm, nha sĩ sẽ kịp thời tác động vào “giai đoạn vàng” phát triển của xương để trẻ có khung xương mặt cân đối, hài hoà.

Đồng thời, niềng sớm cũng giúp gia tăng cơ hội đạt được khớp cắn lý tưởng, vấn đề răng đều có thể khắc phục. Khi xương hàm còn đang tăng trưởng nên niềng răng có thể được thực hiện tốt với sự kìm hãm hay kích thích tăng trưởng của khí cụ.

Niềng răng sớm bạn sẽ không phải can thiệp cố định hai hàm. Song song đó tăng cơ hội không nhổ răng trong giai đoạn răng niềng cố định.

Những lưu ý khi chăm sóc răng sau khi niềng

Khi niềng răng, bạn phải sống chung với chúng trong suốt thời gian điều trị. Để răng miệng được vệ sinh tốt, bạn cần lưu ý sử dụng các bàn chải chuyên dụng, kết cấu lông mềm mịn, đồng thời chải răng đúng cách (chảy nhẹ nhàng, xoay vòng tròn để sợi lông luồn xuống bên dưới đáy thép trên mắc cài) để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám.

Chi phí cho từng phương pháp niềng răng

Giá thành của dịch vụ niềng răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của từng khách hàng, cũng như loại mắc cài mà khách hàng sử dụng. Cụ thể chi phí niềng răng hiện nay trên thị trường sẽ dao động như sau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí từ 35 – 45 triệu.
  • Niềng răng mắc cài sứ có chi phí từ 40 – 50 triệu.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong hiện có chi phí từ 100 – 120 triệu.
  • Niềng răng khay trong suốt Invisalign chi phí giao động từ 42 – 129 triệu.

Để biết chính xác tình trạng và chi phí niềng răng cho quý khách hàng giá bao nhiêu, khách hàng nên đến trực tiếp Nha Khoa Hera để thăm khám răng miệng cụ thể. Tùy vào mức độ sai lệch của răng cũng như mong muốn điều trị của khách hàng nha khoa sẽ tư vấn về giá thành và quy trình niềng răng cụ thể cho từng khách hàng.

Với sự tận tâm, yêu nghề của đội ngũ nha sĩ, Hera Dental tự tin luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Trong quá trình thực hiện niềng năng, các biện pháp gây tê sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuyệt đối không gây ra tác dụng phụ từ thuốc.

Ngoài ra, Nha khoa Hera Dental cam kết hiệu quả điều trị bằng hợp đồng niềng răng và có chế độ bảo cho mỗi khách hàng. Qua đó đảm bảo quyền lợi của khách hàng và giúp mọi khách hàng an tâm trong quá trình điều trị.

Ngoài ra Hera Dental còn hỗ trợ trả góp đối với khách hàng niềng niêng, mức trả góp sẽ được phân loại theo từng hạng mức khác nhau.

Những thắc mắc của khách hàng về phương pháp niềng răng khi đến với Hera Dental

Niềng răng có đau không?

  • Câu trả lời là không. Cảm giác khi niềng răng chỉ là sự ê buốt và căng tức nhẹ, thường chỉ xuất hiện trong những ngày đầu. Đồng thời còn tuỳ thuộc vào mức độ chịu đau của từng khách hàng mà cảm giác sẽ có thể nhiều hoặc ít.

Niềng răng có cần phải nhổ răng không?

  • Thông thường người niềng sẽ không phải nhổ mà chỉ mài kẽ để tạo ra khoảng trống cần thiết. Đồng thời còn giúp những người răng to, quá cỡ được thu gọn kích thước. Thực chất niềng răng cần phải nhổ hay không còn phụ thuộc lớn đến chỉ định bác sĩ và tình trạng sức khoẻ. Nếu bắt buộc phải nhổ răng cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Thời gian đầu niềng răng có cần kiêng ăn gì không?

  • Thời gian đầu sau khi niềng răng, bạn sẽ thấy khó chịu vì chưa quen với lực kéo của khí cụ, vì thế việc ăn cơm cũng có thể hạn chế, hay vào đó là các loại ngũ cốc hoặc cháo mềm hơn.

Sau khi niềng răng có bị hóp má không?

  • Niềng răng hoàn toàn không gây hóp má. Tình trạng hóp má chỉ xảy ra khi hàm bị mất nhiều răng và trong thời gian dài mà thôi.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 028 2239 3333

Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaHERADental

Gmail: trinhvanduc0858074567@gmail.com

Địa chỉ: 1040 đường 3/2, phường 12 , quận 11, Hồ Chí Minh, Quận 11, Việt Nam