03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

các nguyên nhân thường gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ là gì? Cách để khắc phục tình trạng này là gì? Thông tin sau của Hera Dental sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

  1. Nguyên nhân khiến sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức?
    1. Răng yếu
    2. Tình trạng viêm tuỷ răng chưa được điều trị triệt để
    3. Nướu không kịp thích nghi
    4. Nha sĩ mài nhiều men răng khiến sau khi bọc sứ răng bị ê buốt
    5. Khớp cắn bị lệch trong quá trình bọc răng sứ
    6. Bệnh lý răng miệng
    7. Duy trì thói quen không tốt
    8. Keo dán răng sứ bị rò rỉ
    9. Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng
    10. Ăn uống không khoa học
  2. Làm thế nào để giảm đau nhức sau khi bọc răng sứ
    1. Sử dụng thuốc giảm đau sau khi bọc sứ
    2. Dùng nước muối súc miệng
    3. Chườm đá giảm đau
    4. Dùng hàm bảo vệ răng
    5. Điều trị trực tiếp tại nha khoa
    6. Tạo thói quen ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng phù hợp
  3. Địa chỉ làm răng sứ uy tín, không đau nhức, ê buốt tại TP.Hồ Chí Minh

Bọc răng sứ là một cách phục hình thẩm mỹ được rất nhiều khách hàng lựa chọn với mong muốn khắc phục được các khuyết điểm: răng sứt mẻ, lệch lạc, răng xỉn màu, răng thưa,... Sau khi đã bọc sứ xong, nhiều người sẽ cảm thấy xảy ra tình trạng ê buốt hoặc đau nhẹ, tuy nhiên không kéo dài lâu. Vậy các nguyên nhân thường gây đau hoặc khó chịu sau khi bọc răng sứ là gì? Cách để khắc phục tình trạng này là gì? Thông tin sau của Hera Dental sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Nguyên nhân khiến sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức?

Bọc răng sứ ngày càng phổ biến khi nhu cầu làm đẹp, tân trang nụ cười, khắc phục các khuyết điểm ngày càng tăng cao. Để gia tăng độ bền chắc cho răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành mài men răng với tỷ lệ thích hợp rồi bọc mão răng sứ giả lên phía trên cùi răng thật. Tuy nhiên, tỷ lệ mài men răng không được vượt quá 2nm, vì thế không ảnh hưởng quá lớn đến cấu trúc của tuỷ và răng.

Nếu như sau khi bọc sứ xảy ra tình trạng ê buốt, đau nhức khiến bạn thấy khó chịu, liên đới ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì bạn không cần phải quá lo lắng, bởi chúng chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu. Nhưng nếu vấn đề trên kéo dài quá lâu, cần liên hệ ngay với nha sĩ để khắc phục sớm nhất có thể.

Sau đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất khiến răng sứ bị đau nhức mà Hera đã tổng hợp:

Răng yếu

Để bắt đầu quy trình bọc răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát vấn đề răng miệng. Việc này nhằm giúp phát hiện ra liệu bạn có đang gặp phải các vấn đề về bệnh nướu, răng hay không và nhắc bạn về vấn đề đau nhức có thể sẽ xuất hiện sau bọc sứ.

Tình trạng viêm tuỷ răng chưa được điều trị triệt để

Tuỷ răng bị viêm nếu không được điều trị triệt để cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên vấn đề bọc sứ bị ê buốt, đau nhức. Thậm chí răng còn có thể bị hoại tử, tác động trực tiếp đến dây thần kinh, gây nên tình trạng đau, sưng kéo dài và phải nhổ bỏ răng.

Việc đau nhức gây ám ảnh cho rất nhiều bệnh nhân, dẫn đến mất ăn mất ngủ, cơ thể dễ dàng suy nhược. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng cần đến trị tuỷ, chỉ khi tuỷ viêm mới cần can thiệp đến. Vậy nên việc chọn một nơi nha khoa uy tín là điều tiên quyết tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm sau khi bọc răng sứ.

Nướu không kịp thích nghi

Khi nha sĩ lắp mão cho răng sứ, phần nướu lúc này rất dễ nhạy cảm và có thể xuất hiện đau nhức. Phải mất một khoảng thời gian nhất định nướu mới có thời gian thích ứng. Lúc này, cảm giác đau nhức, ê buốt phần răng sẽ không còn nữa.

Nha sĩ mài nhiều men răng khiến sau khi bọc sứ răng bị ê buốt

Nếu thao tác mài răng không được kỹ càng, chính xác tỷ lệ cần mài, làm lộ ngà răng hoặc chế tác răng sứ không chuẩn sẽ không thể khít sát với nướu, thức ăn thừa bám lên gây viêm nhiễm tạo nên những cơn ê buốt kéo dài.

Khớp cắn bị lệch trong quá trình bọc răng sứ

Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không được chuẩn xác khiến răng sứ bị nhô cao hơn thông thường hoặc bị lệch lạc so với răng đối diện, khiến cho lực nhai bị dồn vào răng sứ, gây cộm vướng và đau khớp thái dương của hàm.

Cảm giác đau nhức, ê buốt kéo dài phải được điều trị kịp thời, có thể gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của phần răng thật sau này.

Bệnh lý răng miệng

Ngoài vấn đề trị dứt điểm viêm tuỷ thì việc phát hiện các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng cũng rất quan trọng để tránh tình trạng bị đau nhức. Nếu sâu răng không được vét sạch vết sâu trước khi bọc sứ thì vi khuẩn rất dễ tấn công mạnh mẽ đến tuỷ, nặng hơn là áp xe và hỏng cả răng.

Song song đó, khi mắc phải bệnh viêm nha chu, nướu có xu hướng tuột khỏi chân răng, không thể giữ chắc chắn trên cung hàm. Vì thế, cần phải thăm khám định kỳ để phát hiện sớm, tránh ảnh hưởng tuổi thọ răng sứ, thậm chí có thể mất luôn phần răng thật.

Duy trì thói quen không tốt

Thói quen nghiến răng mỗi ngày làm các răng đối diện bị tác động mạnh và liên tiếp lên răng sứ làm cho phần răng chịu áp lực lớn. Vì thế bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt sau mỗi lần nghiến răng.

Keo dán răng sứ bị rò rỉ

Chất liệu keo dán răng nha khoa đảm bảo được độ dính ổn định chắc chắn cho phần răng sứ. Thế nhưng nếu bạn thực hiện lắp răng sứ trong nha khoa không có công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng gây ra tình trạng keo lỏng, rò rỉ bên ngoài khiến phần răng bị ê buốt, ảnh hưởng lớn đến nướu. Nếu trầm trọng hơn có thể làm răng sứ bị rớt ra ngoài.

Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng

Nếu răng sứ bạn làm được cấu thành tự vật liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ chắc chắn sẽ không thể đảm bảo tính dẫn nhiệt. Khi đó cùi răng thật bị tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn khi ăn thực phẩm lạnh, nóng.

Ăn uống không khoa học

Khi đã bọc răng sứ xong, nếu như bạn sử dụng thức ăn quá nhai hoặc quá cứng cũng làm răng bị đau nhức. Đồng thời cần vệ sinh răng miệng sau khi ăn, tránh vi khuẩn phát triển và tân công răng sứ

Làm thế nào để giảm đau nhức sau khi bọc răng sứ

Bạn có thể giảm các cơn đau nhức bằng những phương pháp tại nhà. Thế nhưng nếu cơn đau vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân để điều trị sớm.

Sử dụng thuốc giảm đau sau khi bọc sứ

Các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,... sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên bạn chỉ được sử dụng sau khi có được sự đồng ý của bác sĩ, tránh tình trạng thấy đau mà sử dụng quá liều lượng đã quy định. 

Dùng nước muối súc miệng

Dùng nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn, “đánh bay” chất nhờn bám xung quanh răng sứ. Hoặc bạn có thể pha nước muối tại nhà bằng cách cho 2 thìa muối vào trong nước ấm và khuấy đều cho đến khi chúng được hoà tan hết là có thể súc miệng.

Chườm đá giảm đau

Đây là một phương pháp nhằm giúp giảm đau tạm thời sau bọc sứ. Bạn có thể dùng đá để vào khăn mặt mềm, tiếp theo hãy chườm lên khu vực gần với răng sứ bị đau. Lưu ý không nên chườm trực tiếp lên vị trí cần bọc răng sứ, vì chúng sẽ khiến cảm giác đau nhói trở nên trầm trọng hơn.

Dùng hàm bảo vệ răng

Nếu việc đau nhức xảy ra do tật nghiến răng thì bạn cần trang bị cho mình một hàm bảo vệ răng, tránh các răng còn lại va chạm trực tiếp đến răng sứ.

Điều trị trực tiếp tại nha khoa

Nếu sau bọc sứ việc đau nhức vẫn kéo dài dai dẳng và xác định được hiện tượng đau nhức là do vấn đề sai lệch khớp cắn hoặc kỹ thuật bọc răng sứ bị kênh thì bạn hãy đến nha khoa ngay để điều trị. Trong những trường hợp này nha sĩ thường chỉ định tháo răng để điều chỉnh lại. Nếu như phát hiện do bệnh lý tác động thì bạn cần được điều trị trước khi lắp lại răng sứ.

Tạo thói quen ăn uống khoa học và vệ sinh răng miệng phù hợp

Khi đã bọc răng sứ thành công, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh như thế nào cùng chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng khó chịu, đau nhức. Vì thế đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

Những loại thực phẩm hạn chế là đồ nóng, lạnh, dai hoặc chứa nhiều axit. Bạn cần lưu ý thời gian bọc sứ bao lâu thì có thể dùng thức ăn thoải mái để tránh răng bị hư hỏng, giảm độ bền.

Địa chỉ làm răng sứ uy tín, không đau nhức, ê buốt tại TP.Hồ Chí Minh

Bọc răng sứ là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao. Thế nên một lời khuyên chân thành là nếu muốn bọc sứ được an toàn thì hãy chọn nha khoa uy tín để thực hiện.

Nha khoa Hera được rất nhiều khách hàng đánh giá là nơi phục hình răng sứ thẩm mỹ hàng đầu tại TP.HCM nhờ:

  • Đội ngũ nha sĩ lành nghề, tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng, phục hình, mài cùi răng theo tỷ lệ chuẩn nhất.
  • Quá trình mài răng không gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt cho khách hàng.
  • Máy móc, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực nha khoa, dụng cụ bảo quản trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối.

Nha khoa Hera đã không ngừng nâng cao tay nghề để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Mang đến những dịch vụ hoàn hảo, tiêu chuẩn 5 sao. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc bọc răng sứ hãy liên hệ đến Hera Dental để được chuyên gia, nha sĩ giải đáp nhanh chóng, cụ thể nhất.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 02822393333

Địa chỉ: 1040 Đường 3/2, Phường 12, Quận 11, TP.HCM

Thời gian làm việc: 8h30-20h00 tất cả các ngày trong tuầ