03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

  1. Kỹ thuật bọc sứ răng sâu trong nha khoa là gì?
    1. Dán sứ, phủ sứ
    2. Bọc sứ cho răng sâu bằng sườn kim loại
    3. Bọc toàn sứ cho răng sâu
  2. Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu
    1. Bước 1: Thăm khám, chụp X quang tình trạng răng
    2. Bước 2: Tư vấn, lên phác đồ bọc răng sứ, trồng răng sứ
    3. Bước 3: Mài răng bọc sứ
    4. Bước 4: Lấy dấu răng, chờ quá trình làm phôi răng sứ
    5. Bước 5: Tiến hành phục hình răng sứ
  3. Bọc răng sứ xong có bị sâu răng nữa không?

Sâu răng gây ra những cơn đau buốt dài, ê ẩm. Những khách hàng nào gặp tình trạng sâu răng nặng sẽ hiểu được điều này. Vậy, phải nhổ bỏ hoàn tòan răng bị sâu hay còn có cách nào khắc phục? Bọc sứ cho răng sâu có phải là phương pháp hiệu quả để bảo tồn răng gốc, tránh sâu răng tiếp diễn không? cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật bọc sứ răng sâu trong nha khoa là gì?

Với tình trạng sâu răng, khách hàng hiện nay thường có 2 phương pháp chủ yếu là hàn răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Trong trường hợp sâu răng ít, mức độ sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên nên hàn răng sâu hoặc trám răng. Ngược lại, nếu tình trạng sâu răng nặng, hoặc trám răng nhưng vẫn bị vi khuẩn tấn công, sâu răng ngày càng diễn tiến nặng dẫn đến ăn sâu vào tủy, phá hoại các răng lân cận thì khách hàng nên bọc sứ.

Vậy, bọc sứ răng sâu trong nha khoa là gì?

Đó chính là sử dụng răng sứ được làm hoàn toàn từ sứ hoặc sứ kết hợp cùng kim loại để chụp lên phần răng khiếm khuyết hoặc hư tổn để tái tạo hình dáng, kích thước và màu sắc như răng thật. Tuy nhiên, có nhiều định nghĩa về bọc sứ. Sau đây là phân biệt dán sứ Veneer, bọc sứ kim loại và bọc toàn sứ để khách hàng tham khảo.

Dán sứ, phủ sứ

Là công nghệ sử dụng lớp sứ siêu mỏng (tương đương với độ dày của kính áp tròng), dán vào mặt ngoài của răng để khắc phục NGAY LẬP TỨC các KHUYẾT ĐIỂM của răng như đen, ố vàng, mẻ, sứt,...giúp cho việc mài răng được giảm thiểu đến mức tối đa hạn chế xâm lấn, bảo tồn răng thật.

Chỉ định:

  • Răng bị mẻ, nứt mức độ nhẹ (dưới 1/3 răng)
  • Răng bị nhiễm màu, tối màu, có vết ố vàng trên răng nhưng màu không quá đậm
  • Răng bị thưa, hở kẽ răng
  • Răng bị hô, móm

Ưu điểm của dán sứ Veneer

  • Hạn chế xâm lấn, bảo tồn răng thật tối đa: Vì tỷ lệ mài răng là rất ít, nếu có mài cũng là mặt ngoài nên không làm thay đổi khớp cắn, không gây bất cứ khó chịu hay xáo trộn gì ngay sau khi lắp răng.
  • Tính thẩm mỹ cao: Dán sứ Veneer có thể khắc phục các khuyết điểm về hình dáng và màu sắc răng ngay lập tức. Hiện nay có rất nhiều dòng nơi dán răng sứ Veneer với chất liệu cao cấp, bền, chắc, màu và vân giống hệt răng thật.
  •  Đảm bảo chức năng ăn nhai: Sau khi dán veneer sứ, răng veneer sẽ nhanh chóng hoà hợp và trở thành một phần của cơ thể như răng thật. Có thể ăn nhai thoải mái mà không cản trở gì.

Nhược điểm của dán sứ Veneer

  • Không bền lâu bằng bọc sứ
  • Mặt dán xuống màu, ố vàng, kém thẩm mỹ theo thời gian
  • Mặt dán dễ bị tuột khỏi nướu, đen viền, thức ăn dễ giắt răng dãn đến hôi miệng.
  • Khi men răng nhiễm màu nặng do tuổi tác và sử dụng cà phê, thuốc lá thì mặt sứ mỏng không thể che phủ hết những màu ánh ra từ răng thật bên trong khiến cho tính thẩm mỹ của hàm răng bị giảm đi và dễ lộ ra răng sứ giả.
  • Viêm nướu gây đau nhức.

Bọc sứ cho răng sâu bằng sườn kim loại

Đây là tên gọi của loại răng sứ có phần khung sườn làm từ hợp kim/ kim loại. Bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng, mỏng nhằm tăng tính thẩm mỹ.

Chỉ định:

  • Răng bị mẻ, nứt mức độ nhẹ (dưới 1/3 răng)
  • Răng bị nhiễm màu, tối màu, có vết ố vàng trên răng nhưng màu không quá đậm
  • Răng bị thưa, hở kẽ răng
  • Răng bị hô, móm

Ưu điểm:

  • Độ cứng và độ chịu lực khá ổn.
  • Giúp khả năng ăn nhai thoải mái.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm

  • Do phần sườn cấu tạo từ kim loại, dưới sự tác động của axít trong môi trường miệng nên sau một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu răng thật, đen cổ răng gây mất thẩm mỹ.
  • Mão răng sứ kim loại dày nên buộc phải mài răng nhiều hơn để vừa với mão.
  • Màu sắc răng sứ kim loại không trắng trong như các loại răng sứ cao cấp khác.
  • Khi có ánh sáng chiếu vào sẽ trông rất rõ ánh đen kim loại ở bên trong.
  • Tuổi thọ thấp (5-7 năm)
  • Từ những ưu nhược điểm trên của răng sứ kim loại, có thể thấy loại răng sứ này phù hợp với những bệnh nhân có thu nhập thấp, người cao tuổi, hoặc người không cần quá ưu tiên về vấn đề thẩm mỹ mà chỉ cần khắc phục răng hư hỏng, phục hồi chức năng ăn nhai của răng.

Bọc toàn sứ cho răng sâu

Là loại răng sứ được chế tác từ 100% Zirconia – một loại oxit của kim loại Zirconium, có màu sắc tự nhiên và cứng chắc như răng thật, khối lượng rất nhẹ nên không hề có cảm giác cộm hay vướng víu khi gắn cố định trên cung hàm.

Ưu điểm: 

  • Zirconia có độ bền, độ cứng chắc và chịu lực rất cao, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt như răng thật.

  • Màu sắc răng trắng sáng tự nhiên, không bị đen viền nướu và không bị kích ứng trong môi trường khoang miệng sau một thời gian sử dụng.

  • Tuổi thọ của sứ Zirconia khá cao, thời gian sử dụng có thể hơn 10 năm nếu được phục hình và chăm sóc tốt.

Nhược điểm của răng sứ Zirconia là giá thành cao hơn so với các phương pháp còn lại.

Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu

Bước 1: Thăm khám, chụp X quang tình trạng răng

Bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám răng miệng tổng quát, chụp X Quang để đánh giá tình trạng răng miệng, phát hiện cặn kẽ các bệnh lý về răng miệng, đánh đánh giá mức độ hư tổn của răng miệng, đánh giá số lượng răng cần khắc phục, những vị trí cần phải chỉ định bọc sứ,...

Bước 2: Tư vấn, lên phác đồ bọc răng sứ, trồng răng sứ

Qua quá trình trao đổi, bác sĩ sẽ cùng khách hàng thống nhất được: Phương pháp điều trị, thời gian tiến hành, số lượng răng cần điều trị, màu răng, dáng răng, loại răng sứ, chi phí thực hiện, các chính sách bảo hành liên quan, chỉ định điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.

Bước 3: Mài răng bọc sứ

Để bọc/ trồng răng sứ, răng thật sẽ mài đi một phần nhất định tùy theo tình trạng răng. Bác sĩ tiến hành gây tê cho khách hàng để tránh cảm giác đau đớn ê buốt trong quá trình thực hiện. Mài răng là một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bọc răng sứ. Mài răng phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có trình độ, có tay nghề, nhiều năm kinh nghiệm mới đảm bảo được tỷ lệ đạt chuẩn, không xâm lấn răng gốc quá nhiều, không tác động tới tủy răng, đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của khách hàng.

Bước 4: Lấy dấu răng, chờ quá trình làm phôi răng sứ

Sau khi mài răng sứ, bác sĩ chuyên khoa tiến hành lấy dấu răng trên hàm bằng công nghệ cao Scan 3D. Thông tin về răng miệng, kích thước hàm răng sẽ chuyển về phòng Labo để các bác sĩ, kỹ thuật viên chế tác theo đúng chính xác tình trạng răng miệng của khách hàng. Trong đó bao gồm: màu sắc, hình dáng răng, kích thước răng, loại răng.

Bước 5: Tiến hành phục hình răng sứ

Sau ngưỡng thời gian mão răng sứ được chế tác xong, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ lên răng thật, đảm bảo mão sứ vừa khít với răng thật, ôm sát viền nướu, đảm bảo chức năng ăn nhai thoải mái, không cấn cộm khấp khểnh.

Sau khi phục hình răng sứ, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà để duy trì hiệu quả, giúp răng sư sứ luôn bền đẹp. Bác sĩ cũng sẽ lên lịch thăm khám, tái khám nếu cần thiết.

Bọc răng sứ xong có bị sâu răng nữa không?

Hãy hình dung rằng bản chất của răng sứ vẫn là một răng tam thế nhưng không có độ bám dính nên thức ăn khó bám vào bề mặt răng sứ. Vậy nên, sau khi bọc răng sứ sẽ không bị sâu răng tấn công thêm từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu răng phía trong (cùi răng thật) đang bị sâu răng thì sau khi bọc sứ sẽ diễn tiến tiếp tình trạng sâu răng. Nguyên nhân có thể kể đến tiếp theo là kĩ thuật bọc sứ không tốt làm hở chân răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào trụ răng thật và nha sĩ không điều trị triệt để sâu răng trước khi bọc sứ.

 

Hera Beauty Dentist

Địa chỉ: 03 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0932.788.279

Thời gian làm việc : 09h00-19h00 tất cả các ngày trong tuần