03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Trên thực tế thời gian niềng răng mất bao lâu? Những yếu tố quyết định ảnh hưởng thời gian niềng răng? Niềng răng phải trải qua những giai đoạn nào?

  1. Đôi nét về phương pháp niềng răng
  2. Niềng răng có mất nhiều thời gian không? Niềng răng mất bao lâu?
    1. Trẻ em
    2. Người lớn
  3. Những yếu tố quyết định đến sự ảnh hưởng thời gian niềng răng
    1. Độ tuổi bệnh nhân
    2. Tình trạng răng miệng
    3. Trình độ chuyên môn của nha sĩ
    4. Loại mắc cài sử dụng
    5. Thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng
  4. Niềng răng phải trải qua những giai đoạn nào?
    1. Giai đoạn thăm khám tình trạng răng miệng
    2. Giai đoạn sau 3 tháng đầu niềng răng
    3. Giai đoạn 6 tháng tiếp theo
    4. Giai đoạn sau 9 tháng
    5. Giai đoạn từ sau 15 tháng
    6. Hoàn thành quá trình niềng răng
  5. Có thể rút ngắn thời gian niềng răng không?
  6. Những điều bệnh nhân cần lưu ý sau khi tháo niềng
    1. Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách
    2. Hạn chế thói quen xấu ảnh hưởng đến răng
    3. Sử dụng hàm duy trì

Niềng răng là một phương pháp truyền thống nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang rất thịnh hành nhằm giúp phục hồi các tình trạng răng mọc khấp khểnh, khớp cắn lệch. Thế nhưng cũng có rất nhiều thắc mắc được đặt ra đối với những bệnh nhân có ý định niềng răng, trong đó có thời gian niềng. Vậy trên thực tế thời gian niềng răng mất bao lâu? Những yếu tố quyết định ảnh hưởng thời gian niềng răng? Niềng răng phải trải qua những giai đoạn nào?

Đôi nét về phương pháp niềng răng

Một hàm răng có nhiều khuyết điểm như răng mọc lệch, răng thưa , hở kẽ, không đều sẽ khiến khách hàng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Khớp cắn không khớp với nhau khiến thức ăn không được nghiền nhỏ còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Đồng thời răng mọc lệch lạc còn gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng, dễ gây ra các bệnh lý khác. Vì thế phương pháp niềng răng sẽ giúp bạn có một hàm răng đều đặn, sáng khỏe.

Niềng răng còn có một tên gọi khác là chỉnh nha, đây là một cách điều chỉnh răng thông qua việc sử dụng các khí cụ chuyên dụng trong nha khoa chỉnh răng và xương ổ răng liên tục, răng chỉnh về đúng vị trí khớp cắn và đạt tính thẩm mỹ cao.

Phương pháp này ngày càng trở nên thịnh hành và là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân khi muốn có một hàm răng đẹp, đều.

Niềng răng có mất nhiều thời gian không? Niềng răng mất bao lâu?

Trong độ tuổi từ 8 - 10 tuổi: đây là khoảng thời gian trẻ thay răng sữa, lúc này trẻ được nha sĩ chỉnh sửa các răng mọc khấp khểnh, đồng thời tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lại đúng vị trí mong muốn. Cũng tại khoảng thời gian này, xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, bởi thế rất thích hợp để điều chỉnh sai lệch, tạo bước đệm cho việc điều trị thời gian sau trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn. Song song đó trẻ trong thời gian này chỉ cần đeo hàm cố định răng mà không cần đến đeo mắc cài.

Giai đoạn niềng răng từ 10 - 12 tuổi: đến giai đoạn này xương hàm sẽ dần phát triển mạnh, tuy nhiên cơ nhai cũng như hệ xương răng vẫn có thể bù đắp, thay đổi. Sau độ tuổi dậy thì việc niềng răng cũng có hiệu quả nhưng mất khá nhiều thời gian. Giai đoạn 10 - 12 tuổi nha sĩ thường căn cứ vào sự phát triển của trẻ để chỉnh răng theo tỷ lệ phù hợp khuôn mặt.

Một ca niềng răng người lớn ở mức độ khó trung bình sẽ có thời gian từ 1 tháng - 1,5 năm. Một số trường hợp phức tạp hơn như răng khấp khểnh, răng móm, hô,... thì thời gian có thể mất 2 - 3 năm.

Mặc dù độ tuổi tốt nhất với niềng răng là lứa tuổi trẻ em, nhưng việc niềng trong giai đoạn trưởng thành cũng không quá khó với sự phát triển của trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

Những yếu tố quyết định đến sự ảnh hưởng thời gian niềng răng

Thời gian “vàng” tiến hành niềng răng tốt nhất là khoảng 15 - 25 tuổi. Khi bắt đầu niềng muộn thì dịch chuyển răng sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian niềng hơn. Nếu như tình trạng sai khớp cắn quá lâu có thể dẫn đến các tổn thương như tụt lợi, tiêu xương, răng sứt mẻ, tiêu cổ răng,...

Vì vậy nếu như có thể hãy niềng sớm để rút ngắn lại thời gian và hạn chế tổn thương cho lệch khớp cắn, song song đó còn hạn chế tình trạng đau nhức.

Sự phức tạp của răng cũng trực tiếp ảnh hưởng đến thời gian niềng. Trung bình dao động từ 1.5 - 2 năm, tuy nhiên nếu răng lệch nặng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Một ví dụ điển hình, nếu ca niềng răng chỉ đơn giản, răng khểnh nhẹ không phải nhổ răng hoặc niềng các khe răng thưa thì thời gian chỉ mất khoảng 1 năm. Nhưng nếu ca đó lệch nặng, hô hoặc móm nhiều thì cần đến nhổ răng, thời gian có thể kéo dài hơn 2 năm.

Ngoài yếu tố răng miệng, trình độ chuyên môn cũng là một phần ảnh hưởng. Nha sĩ dày dặn kinh nghiệm giúp bệnh nhân rút ngắn được thời gian niềng.

Nha sĩ lành nghề sẽ có những kỹ thuật riêng, giúp tốc độ di chuyển răng nhanh hơn những vẫn đảm bảo an toàn, chuẩn xác. Ngoai ra bệnh nhân không phát sinh thời gian chết, rút ngắn thời gian niềng răng.

Mắc cài được sử dụng cho bệnh nhân cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian niềng. Nếu đó là mắc cài tự buộc giúp răng di chuyển nhanh và thuận lợi hơn, mắc cài kim loại cũng di chuyển nhanh hơn mắc cài sứ.

Cho đến hiện tại, phương pháp chỉnh nha chủ yếu sử dụng mắc cài kim loại, mắc cài mặt lưỡi, mắc cài sứ, mắc cài trong suốt, từng loại mắc cài khác nhau sẽ có một khoảng thời gian niềng khác nhau.

Trong khoảng thời gian đầu tiên niềng, người niềng răng nếu sử dụng các loại thức ăn cứng, dai sẽ tác động trực tiếp lên răng, khiến cho tình trạng răng bị sai lệch nặng.

Niềng răng phải trải qua những giai đoạn nào?

Trong mỗi giai đoạn niềng răng sẽ có các sự thay đổi nhất định. Thông thường niềng răng sẽ trải qua những giai đoạn:

Đây còn gọi là giai đoạn tiền chỉnh nha, nha sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng bằng cách chụp X-quang. Từ đó sẽ giúp đánh giá được tổng quát về các vấn đề ở răng để đưa ra cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nha sĩ sẽ trao đổi trực tiếp, tư vấn với khách và thống nhất về loại mắc cài sử dụng.

Tuỳ vào từng tình trạng răng khác nhau mà trong khoảng thời gian 3 tháng đầu nha sĩ sẽ chỉ định cho bạn nhổ răng hay không. Khi trường hợp hàm răng bị khấp khểnh, ở ba tháng đầu bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt. Điều đó đã cho thấy kết quả chỉnh nha đạt được hiệu quả khá cao. Mặc dù thế, muốn niềng răng được đều hơn bạn phải cần đến nhiều thời gian hơn nữa.

Đây là thời gian tiếp tục có những sự thay đổi răng miệng, tuy nhiên sẽ diễn ra chậm hơn so với ba tháng đầu tiên. Nếu như răng vẫn mọc đều nhưng có độ chen chúc nhiều, phần răng cửa sẽ rất dễ bị chìa ra bên ngoài. Cũng chính vì thế thời gian sau 6 tháng chỉnh nha là lúc mà nha sĩ cần theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra hà răng lúc này vẫn chưa có sự ổn định, bạn không phải quá hoang mang về kết quả niềng.

Sau 9 tháng niềng răng, hàm răng của bạn sẽ có được độ định hình và ổn định. Khi đó cung xương hàm đã được mở rộng, khớp cắn đã trở nên hài hoà.

Đây là lúc răng đã bước vào quá trình dịch chuyển cuối cùng. Những sai lệch nhỏ của răng trong quá trình niềng cũng ảnh hưởng đến mức độ thẩm mỹ của răng cũng được điều chỉnh lại.

Ngoài ra mức độ, đặc điểm từng răng mà nha sĩ sẽ cân nhắc đến tháo mắc cài và quyết định có cần đeo các loại khí cụ định hình hay không. Nếu tình trạng răng đã ổn, nha sĩ sẽ kết thúc niềng răng và dặn dò khách hàng những vấn đề cần thiết để chăm sóc răng sau khi niềng. Từ đó mang đến cho bạn một hàm răng như ý.

Có thể rút ngắn thời gian niềng răng không?

Cần chú ý vệ sinh răng miệng, ăn uống khi đeo mắc cài niềng răng. Bởi khi mắc cài bị bong ra, răng không còn được dịch chuyển sẽ gây cản trở cho sự di chuyển của răng còn lại. Đặc biệt giai đoạn kéo răng để đóng khoảng trống thì việc mắc cài rất dễ bị bong, khiến quá trình này bị dừng kéo, mất thời gian đợi hơn 1 - 2 tháng.

Nếu vấn đề viêm lợi xảy ra, nha sĩ phải tháo toàn bộ hệ thống dây cung để điều trị vấn đề viêm lợi, sau đó mới có thể tiếp tục niềng răng, gây mất nhiều thời gian để điều trị.

Cần ý thức chấp hành sử dụng khí cụ hỗ trợ thêm theo từng chỉ định (như sử dụng hàm tháo lắp, đeo thun liên hàm,...) đóng vai trò quan trọng. Nếu chỉ sử dụng theo chỉ định nha sĩ sẽ giúp răng dễ dàng dịch chuyển hơn, rút ngắn thời gian tháo niềng.

Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp để tránh phát sinh chi phí điều trị các bệnh về răng miệng.

Những điều bệnh nhân cần lưu ý sau khi tháo niềng

Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng là một vấn đề vô cùng cấp thiết để kết quả niềng răng có được như ý muốn. Vệ sinh răng từ 2 - 3 lần bằng bàn chải lông mềm, không gây thương tổn lên răng và nướu. Ngoài ra để triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn và các mảng bám sót lại, bạn cần súc miệng với nước muối trong thời gian 1 phút.

Hạn chế thói quen xấu ảnh hưởng đến răng

Nếu muốn răng được phục hồi về trạng thái tốt nhất bạn không nên duy trì những thói quen như cắn bút, mút tay, nghiến răng bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của răng. Điều này không những làm yếu tố thẩm mỹ ảnh hưởng mà hàm răng còn bị nhiễm trùng.

Sử dụng hàm duy trì

Đeo hàm duy trì sau khi niềng giúp cho các răng được cố định và không dịch chuyển. Thông thường những loại hàm đeo được làm bằng móc nhựa, kim loại. Ngoài ra cũng có thể đeo khi đang ngủ.

Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề xung quanh việc niềng răng bao lâu thì đẹp, đều. Để nhanh chóng có được một hàm răng sáng khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

𝐇𝐞𝐫𝐚 𝐃𝐞𝐧𝐭𝐚𝐥 - 𝐍𝐡𝐚 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐓𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐌𝐲̃

Địa chỉ: 1040 Đường 3/2, phường 12, quận 11, TPHCM

Hotline: 02822393333

Thời gian làm việc : 8h30-20h00 tất cả các ngày trong tuần