03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

– Răng bị sâu, gãy, vỡ mức độ nặng mà phương pháp hàn trám không mang lại hiệu quả lâu dài.

1. Tình trạng răng nên đi bọc sứ.

– Răng bị sâu, gãy, vỡ mức độ nặng mà phương pháp hàn trám không mang lại hiệu quả lâu dài.

– Răng đã điều trị tủy: do không còn tủy nuôi dưỡng nên thường giòn, dễ gãy vỡ.

– Răng bị nhiễm màu nặng mà phương pháp tẩy trắng không mang lại hiệu quả.

– Răng bị hô, chìa, vẩu, khấp khểnh mức độ nhẹ, khi đó bọc răng sứ sẽ mang lại thẩm mỹ tốt.

– Răng bị thưa, hở kẽ hay răng dị dạng.

–  Bị mất răng: Làm cầu răng sứ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

2. Cách chăm sóc răng tạm trước khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ thường tiến hành trong 2 đến 3 lần hẹn. 

Lần hẹn đầu tiên, BS sẽ thăm khám hàm răng của bạn, khi răng đủ điều kiện làm sứ, BS sửa soạn, tạo hình mài răng thật và lấy dấu gửi cho labo chế tác.

Trong thời gian chờ răng sứ chính thức, BS sẽ làm 1 mão tạm giúp bảo vệ răng thật bên trong, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai bình thường. Răng tạm có thể chỉ được sử dụng trong 2-3 ngày nhưng cũng có những trường hợp răng tạm dùng từ 2 – 6 tháng. 

3. Các trường hợp dùng răng tạm

Trường hợp dùng răng tạm lâu dài:

– Phẫu thuật làm dài thân răng vùng thẩm mỹ, làm răng tạm hướng dẫn lành thương

– Thực hiện điều trị phục hồi toàn hàm: răng tạm được thiết kế tương tự răng sứ để bạn ăn nhai, theo dõi sự ổn định của khớp cắn trước khi làm phục hồi cuối cùng.  

 

Trường hợp dùng răng tạm trong thời gian ngắn: 

– Tránh nhai đồ quá dai, quá cứng vì nó có thể làm rơi hoặc vỡ răng tạm.

– Giảm thiểu lực nhai lên răng tạm, chuyển lực nhai lên phần răng bên còn lại. Nếu bạn làm răng tạm cả 2 bên hàm thì hãy nhai với lực vừa phải.

– Vệ sinh răng miệng kỹ, chải răng làm sạch thức ăn. Tuy nhiên nên hạn chế dùng chỉ tơ vùng răng tạm vì nguy cơ làm bong chụp tạm. Hoặc các bạn có thể dùng chỉ tơ bằng cách trượt sợi chỉ ngay dưới kẽ răng thay vì bật chỉ lên như bình thường.

– Vì chưa phải là chụp răng chính thức nên răng tạm có thể gây cảm giác khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc đồ ngọt, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với đồ ăn này tránh kích thích tủy gây tình trạng ê buốt.

– Trường hợp răng tạm bị bong hay vỡ bạn nên liên hệ với nha sĩ để làm lại, việc để bong răng tạm quá lâu không chỉ ảnh hưởng tới răng thật – không chỉ khó chịu khi ăn uống mà còn làm dịch và vụn thức ăn bám vào cùi răng, có thể ảnh hưởng tới cùi răng trước khi gắn, dẫn đến răng sứ kém ổn định sau này.

–  Bạn cũng có thể thực hiện các động tác mát xa lợi, để giảm bớt cảm giác khó chịu và tăng tuần hoàn khiến lợi nhanh săn chắc.

 

 

 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 028 2239 3333

Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaHERADental

Gmail: trinhvanduc0858074567@gmail.com

Địa chỉ: 1040 đường 3/2, Phường 12 , Quận 11, Hồ Chí Minh, Quận 11, Vietnam