03 Út Tịch, Phường 4, quận Tân Bình, TPHCM

Nhận thức rõ tính chất, các dấu hiệu viêm nướu là điều cấp thiết mà bạn cần chú tâm. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang mang tâm lý chủ quan với loại bệnh này, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao.

  1. Bệnh viêm nướu là gì?
  2. Viêm nướu xảy ra do đâu?
  3. Dấu hiệu bệnh viêm nướu?
  4. Bệnh viêm nướu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?
    1. Ảnh hưởng trực tiếp đến xương và cấu trúc răng
    2. Áp xe, ung thư răng
    3. Tuỷ bị hỏng
    4. Mất răng
  5. Khi phát hiện dấu hiệu viêm nướu bạn cần phải làm gì?
  6. Những cách ngăn ngừa bệnh viêm nướu hiệu quả?

Viêm nướu là một loại bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang mang tâm lý chủ quan với loại bệnh này, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao. Vì thế, nhận thức rõ tính chất, các dấu hiệu viêm nướu là điều cấp thiết mà bạn cần chú tâm.

Bệnh viêm nướu là gì?

Bệnh viêm nướu răng là tình trạng nướu xuất hiện tình trạng sưng tấy, có mảng bám và dễ bị chảy máu khi tác động.

Theo nghiên cứu, viêm nướu sẽ được chia thành 2 loại chính là viêm nướu răng và viêm nha chu. Bệnh viêm nướu thực chất là tình trạng viêm răng nhẹ, khi không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách tình trạng sẽ tiến triển nặng, gọi là viêm nha chu.

Ở giai đoạn đầu tiên bệnh viêm nướu không gây nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm.

Mỗi người cần phải biết phân biệt được biểu hiện của nướu khỏe mạnh và nướu bị viêm. Ở tất cả lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ bệnh viêm nướu nhiều hơn là:

  • Người có thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
  • Sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn
  • Người lớn tuổi, sức đề kháng yếu
  • Người bị mắc các bệnh mãn tính: HIV, ung thư,...
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
  • Người có chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể kém

Viêm nướu xảy ra do đâu?

Răng và dưới vùng nướu không được vệ sinh đúng cách, khiến các mảng bám tích tụ, lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.gingivalis phát triển, gây nên bệnh lý viêm nướu. Môi trường sống của loại vi khuẩn này chính là sâu trong mô lợi và các tổ chức xung quanh răng. Khi chúng gặp được điều kiện sống thuận như mảng bám làm gia tăng vi khuẩn, suy giảm hệ miễn dịch,... thì P.gingivalis sẽ sản xuất các độc tố như: polysaccharide, gingipains, fimbriae, men phân huỷ... làm cho nướu của bạn viêm nhiễm ngay.

Trong đó gingipains giữ vai trò mấu chốt trong việc tăng tích tụ vi khuẩn, thay đổi hệ thống miễn dịch, phá vỡ các mô nướu. Ngoài ra độc tố này còn khiến phân huỷ các protein như: protein gian bào, cytokine, tế bào miễn dịch,... dẫn đến việc chảy máu các nướu răng, mô mềm xung quanh bị phá huỷ.

Khi chỉ sử dụng cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng thông thường thì sẽ không thể triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm bệnh lý kéo dài dai dẳng.

Ngoài ra, hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta thường sẽ phản ứng với viêm nhiễm, chấn thương hoặc tự tạo lớp “khiên chắn” bảo vệ trước những kích ứng của phản ứng viêm nhiễm. Bệnh viêm nướu cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tình trạng phổ biến nhất của viêm nhiễm đó là sưng, đỏ, nóng rát và đau quanh vùng bị tổn thương, một số trường hợp như người có yếu tố di truyền, đang sử dụng thuốc (ví dụ thuốc chống co giật, thuốc cyclosporine,...) thậm chí còn có diễn biến nghiêm trọng hơn.

Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm nướu răng bao gồm:

  • Nội tiết tố cơ thể thay đổi ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh
  • Sử dụng thuốc lá
  • Tác dụng phụ của thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin,... làm giảm lượng nước bọt tiết ra (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn), từ đó tạo tiền đề cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Một số bệnh như ung thư, suy tim, suy thận, đái tháo đường,... khiến hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm, từ đó dẫn đến những dấu hiệu viêm nướu.

Dấu hiệu bệnh viêm nướu?

Riêng đối với viêm nướu sẽ ít xảy ra các dấu hiệu như đau nhức, vì thế khó để phát hiện kịp thời. Những dấu hiệu viêm nướu thường gặp nhất là:

  • Nướu răng sưng đỏ, mềm
  • Teo rút lợi
  • Nướu thường xuyên bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng hoặc sử dụng chỉ nha khoa; có thể nhận biết điều này qua màu đỏ trên chải sau khi đánh răng hoặc chỉ nha khoa.
  • Hay bị loét miệng
  • Xuất hiện mủ vùng bị tổn thương
  • Hơi thở phát ra mùi hôi
  • Đau khi nhai thức ăn

Khi có các dấu hiệu viêm nướu răng, bệnh nhân nên đến nha khoa để điều trị ngay, tránh lây lan đến những mô cơ và xương (nha chu), thậm chí mất răng.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có xảy ra biến chứng không? Cần kiêng ăn gì để vết thương mau lành

Bệnh viêm nướu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Viêm nướu khi ở mức độ nhẹ sẽ không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên nếu có sai sót, trục trặc gì đó thì chứng viêm nướu sẽ chuyển biến nặng hơn. Từ đó dẫn đến rất nhiều biến chứng đe doạ sức khoẻ của răng miệng như:

Ảnh hưởng trực tiếp đến xương và cấu trúc răng

Khi phần lợi sưng đỏ, không được điều trị đúng lúc sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, lúc này phần nướu và các cơ quan tổ chức cấu tạo răng bị mất hoàn toàn chức năng.

Điển hình chính là lợi bị tụt, ổ xương hàm bị phá huỷ,... lúc này việc trị sẽ rất khó khăn.

Áp xe, ung thư răng

Đây cũng được xem là một di chứng nguy hiểm của khoang miệng. Phần dưới của chân răng, nướu sẽ xuất hiện mủ chứa lượng vi khuẩn cao, dần phá vỡ cấu trúc hàm, nặng nhất có thể bị ung thư răng lợi.

Tuỷ bị hỏng

Khi viêm sưng lợi thì vi khuẩn xung quanh thành nướu cũng sẽ tấn công trực tiếp vào răng. Việc răng bị sâu hoặc chết tủy ngược (từ chân răng lên thân) là điều không thể tránh khỏi.

Mất răng

Trong trường hợp xấu nhất, nướu bị mất tất cả chức năng tổ chức hàm, răng yếu, lung lay quá nặng thì bắt buộc phải loại bỏ răng. Việc này sẽ khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Khi phát hiện dấu hiệu viêm nướu bạn cần phải làm gì?

Hera Dental khuyến nghị bạn nên đến nha khoa thăm khám răng thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị viêm nướu, răng bị sâu hoặc những tình trạng răng miệng khác có thể biến chứng cho vùng răng miệng.

Thông thường để chẩn đoán viêm nướu, nha khoa sẽ dựa vào những triệu chứng như: nướu bị sưng đỏ, nhiều mảng bám, dễ chảy máu khi bị tác động. Đồng thời, răng và lưỡi cũng được kiểm tra tổng quát, tìm những mảng bám và cao răng bị tích tụ để chẩn đoán các nguyên nhân.

Thực chất, một số bệnh nhân sẽ không thể hiện rõ các tình trạng trên ra bên ngoài và có thể chẩn đoán dễ dàng. Lúc này sẽ phải cần đến một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.

Điều trị bệnh về viêm nướu có thể đảo ngược những triệu chứng, đồng thời ngăn chặn tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm như mất răng. Tuy thế, hiệu quả của chúng còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Phương pháp điều trị viêm nướu thường được áp dụng tại nha khoa khi phát hiện dấu hiệu viêm nướu là:

  • Đánh giá tình trạng viêm nướu kỹ càng để có thể làm sạch những mảng bám cũng như cao răng.
  • Lấy cao răng: khi tình trạng viêm nướu vẫn còn ở mức độ nhẹ, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng ở thân răng và dưới nướu để “đánh bật” hoàn toàn mảng bám, ổ vi khuẩn cũng được loại bỏ hoàn toàn. Đồng thời kê đơn để thuốc uống để nướu được phục hồi tốt nhất.
  • Ghép vạt lợi: trong trường hợp khi nướu đã xuất hiện dấu hiệu bị tụt lợi thì các nha sĩ sẽ thực hiện bước nạo và ghép vạt lợi. Từ đó mô nướu mới có thể bảo vệ vững chắc chân răng. Đây là một thủ thuật tiên tiến trong nha khoa, không những giúp răng chắc khỏe, chặn đứng tình trạng nướu bị phá vỡ nghiêm trọng mà còn tái tạo tính thẩm mỹ cho nướu răng đã bị tụt, rút.
  • Nhổ răng: khi không chữa trị kịp thời, bệnh viêm nướu răng ở mức độ nghiêm trọng làm răng suy yếu, lung lay thì nhổ bỏ răng sẽ là phương pháp cuối cùng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang các răng bên cạnh.
  • Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa đúng kỹ thuật
  • Thường xuyên đến kiểm tra răng miệng, cạo vôi răng chuyên nghiệp
  • Trồng răng và sửa chữa, phục hồi răng (nếu cần thiết).

Nếu như được chẩn đoán, điều trị đúng thời điểm, bạn hoàn toàn có thể chữa trị triệt để, ngăn tiến triển thành bệnh nha chu. Hãy tuân thủ nguyên tắc này để nướu của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Sức khỏe răng miệng được duy trì là cách giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.

Những cách ngăn ngừa bệnh viêm nướu hiệu quả?

Phương pháp phòng ngừa, tránh các dấu hiệu viêm nướu tích cực nhất là tạo cho bản thân một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đều đặn.

Hình 5

  • Vệ sinh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng cả 4 mặt răng theo góc 45 độ.
  • Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm tre để loại bỏ các mảng bám thức ăn còn lại trong kẽ răng mà bàn chải không thể đi vào. Các loại tơ trong nha khoa đều mang kết cấu nhỏ, mảnh nên rất dễ luồng sâu vào các khe hở mà không ảnh hưởng đến nướu. Hạn chế dùng tăm tre bởi dễ dẫn đến việc tổn thương.
  • Dùng nước súc miệng để sát khuẩn mỗi ngày vào 2 buổi: sáng sau khi thức dậy và tối trước khi ngủ.
  • Massage nhẹ nhàng lợi răng để hạn chế đau răng. Đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu đến vùng lợi.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá và hạn chế dùng rượu bia đến mức thấp nhất.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần
  • Đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày để bản thân được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, từ đó nướu, răng cũng thêm chắc khỏe, chống lại những tác nhân gây hại đối với khoang miệng của bạn.

Với những thông tin mà Hera Dental đã chia sẻ về dấu hiệu viêm nướu cũng như những hướng giải quyết trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng. Nhìn chung, bệnh viêm nướu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu trị ddung thời điểm và đúng cách, vì thế đừng bỏ qua “giai đoan vàng” này và chọn cho mình một nha khoa uy tín để điều trị bạn nhé.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 028 2239 3333

Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaHERADental 

Gmail: trinhvanduc0858074567@gmail.com

Địa chỉ: 1040 đường 3/2, Phường 12 , Quận 11, Hồ Chí Minh, Quận 11, Việt Nam